Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, các mô hình nuôi thủy sản ngày càng được “thâm canh hóa”. Khi đó, các loại thuốc thủy sản hầu như được sử dụng trong suốt cả vụ nuôi từ khâu cải tạo đến khi thu hoạch. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho đúng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi, vật nuôi và cả sức khỏe con người.
Cá diêu hồng, cá rô phi hiện nay được xem loài chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. Trong quá trình nuôi, môi trường không được đảm bảo, mầm bệnh hoành hành và cá bị stress là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Là dòng con lai của cá rô phi vằn và cá rô phi đen , cá diêu hồng (cá rô phi đỏ) là nguồn thực phẩm ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Từ năm 1997, cá diêu hồng đã được nhập từ Đài Loan về để nuôi thương phẩm. Đến nay chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.
Cá rô phi - một loài cá nước ngọt đặc trưng ở khu vực nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao. Cá rô phi ít xương với lượng thịt cao, rất ngon, bùi, dễ chế biến, thông dụng trong bữa ăn hằng ngày và trở thành đối tượng xuất khẩu chủ lực với tỷ trọng lớn. Do đó, nghề nuôi cá rô phi ngày càng được quan tâm với quy mô công nghiệp và được đầu tư một cách bài bản.
Dinh dưỡng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm kinh tế với chất lượng cao và an toàn, theo ông Chandra Prakash Behera, Giám đốc kỹ thuật (Aqua Division), PVS Group, Ấn Độ.