Trong tình hình nuôi tôm hiện nay, rất nhiều mô hình nuôi phát triển theo hướng công nghiệp với mật độ cao. Cho nên nhu cầu khoáng chất ngày càng trở nên cấp thiết. Khoáng chất rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tôm, là thành phần tham gia trực tiếp trong các quá trình sinh tổng hợp nhiều chất cần thiết cho cơ thể tôm. Khoáng chất cũng tham gia vào các quá trình điều hòa acid-base, điều hòa áp suất thẩm thấu.
Quan trọng nhất là trong quá trình sinh trưởng của tôm. Tôm phải lột xác thì mới lớn lên và phát triển được, mà để hình thành vỏ mới cứng cáp và bổ sung dinh dưỡng cho tôm trong khi lột xác thì khoáng chất là nhân tố thiết yếu. Khoáng chất là những nguyên tố vô cơ hay còn gọi là phân tử. Các phân tử vô cơ này có thể tích hợp vào các mô sống thành khoáng hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Khoáng vô cơ được chia thành 2 dạng là đa lượng và vi lượng:
Trong môi trường nước, chỉ có Canxi là được hấp thu một cách dễ dàng, còn những loại khoáng chất khác có rất ít trong nước điển hình là K, Mg. Tỷ lệ các ion khoáng trong nước là khác nhau và ít hay nhiều còn phụ thuộc vào độ mặn. Do đó, yêu cầu về khoáng chất trên thực tế rất khó để định lượng do sự thay đổi thường xuyên thành phần ion của nước. Độ mặn của nước càng cao thì hàm lượng khoáng chất hòa tan có sẵn trong nước càng cao. Do đó, nuôi tôm ở nước lợ và nước ngọt, việc bổ sung khoáng chất định kỳ là vô cùng quan trọng.
Những khoáng chất này thường được bổ sung theo 2 cách là tạt trực tiếp vào trong nước và trộn vào thức ăn. Tuy nhiên hàm lượng thật mà con tôm hấp thu được rất hạn chế, nên hình thức cho ăn được xem là hiệu quả hơn.
Tôm thẻ chân trắng ngày càng được thuần hóa, nuôi ở độ mặn thấp dần, Magie(Mg) và Canxi(Ca) là 2 loại khoáng chất quan trọng nhất cho các giai đoạn phát triển của tôm, quá trình lột xác nhất là khi độ mặn không cao. Khi tỷ lệ của những khoáng chất này trong nước không phù hợp, làm quá trình thẩm thấu không diễn ra bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của tôm. Tỷ lệ Na:K là 28:1, tỷ lệ là Mg:Ca là 3,4:1 được nghiên cứu là hợp lý nhất.
Khoáng hữu cơ hay còn gọi là Chelates là dạng khoáng vô cơ (thường bao gồm Fe, Cu, Zn, Mn) gắn với một acid amin hay một thành phần hữu cơ (protein) để chúng không phân ly trong đường tiêu hóa. Đây là một cách bảo vệ khoáng chất để được vật nuôi hấp thu nguyên vẹn tại thành ruột một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ligand (chất mang) là một thành phần quan trọng, có cấu trúc bền vững gắn kết các ion vô cơ một cách chặt chẽ trong quá trình tiêu hóa. Một số loại ligand sẽ có liên kết yếu để giải phóng các ion vô cơ ra khỏi cấu trúc của Chelates quay về hình thức vô cơ khi đã vào được trong hệ tiêu hóa của tôm. Glycine là loại acid amin tốt nhất để làm ligand nhờ vào kích thước nhỏ, có thể dễ dàng được hấp thu và các ion vô cơ sẽ được hấp thu một cách nguyên vẹn trong đường ruột tôm như cách tôm hấp thu một acid amin.
Việc sử dụng các loại khoáng hữu cơ đã được chứng minh là mang lại hiệu quả rất tốt:
Có thể được hấp thu trực tiếp, không bị thất thoát mà không cần qua quá trình chuyển hóa nào, giúp tôm tiết kiệm được năng lượng sinh học.
Sau khi hấp thu, ion khoáng trong Chelates ngay lập tức sẽ được chuyển đến cơ thể sinh vật hoặc hệ thống enzyme đặc biệt.
Cung cấp đầy đủ lượng khoáng chất cần thiết mà tôm đang cần; ngoài ra cũng bổ sung cùng lúc một số loại acid amin cần cho sự phát triển của tôm; chi phí sử dụng thấp nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một vài loại khoáng vô cơ khi vào trong ruột, sẽ bị pH thấp của dạ dày ion hóa và có thể tác động đến một số chất hỗ trợ khác trong đường tiêu hóa như vitamin hay xảy ra oxy hóa-khử giữa các ion khoáng với nhau. Nhưng chelates sẽ không bị ảnh hưởng bởi pH trong ruột mà ngược lại còn đóng vai trò như hệ đệm giúp ổn định pH. Bên cạnh đó với cấu trúc đặc biệt chặt chẽ của chelates, sự oxy hóa-khử sẽ không diễn ra khi cùng tồn tại trong đường ruột.
Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm nên khoáng chất sử dụng lúc 22-24 giờ là tốt nhất. Sau khi lột xác, nhu cầu khoáng chất của tôm sẽ tăng lên gấp 2 lần vì tôm phải tăng cường hấp thu để tạo vỏ mới, nhu cầu này lớn nhất vào 2-4 giờ.
Trước khi thả nuôi 1 ngày dùng khoáng Kemix với liều 0,5-1kg/1000m3 nước để bổ sung trước một số vitamin, khoáng chất cho tôm, giúp tôm ổn định ngay từ ban đầu. Trường hợp tôm yếu chậm chạp nên dùng 2-3kg/1000m3 để ngăn ngừa các bệnh do thiếu hụt khoáng một cách kịp thời nhất.
Để hạn chế tối đa bệnh cong thân, đục cơ trên tôm, cần định kỳ 7-10 ngày, bổ sung 1-2kg Ryolit cho 1000m3 nước. Đồng thời cũng tái tạo hệ khoáng vi lượng cần thiết cho hệ vi sinh vật trong nước, ổn định chất lượng nước.
Vào khoảng 35-60 ngày tuổi, giai đoạn này là lúc tôm tăng trưởng mạnh nhất. Nếu tôm chậm lớn thì chứng tỏ khoáng chất không đủ cho sự hấp thu của tôm. Khoáng bổ sung trực tiếp vào đường tiêu hóa MCP.diges dễ hấp thu, dạng dung dịch màu xanh, trộn vào thức ăn với liều 3-5ml/kg thức ăn. Với thành phần gồm nhiều nguyên tố đa lượng và vi lượng, khi sử dụng nên dùng dầu áo để tăng hiệu quả. Ngoài ra MCP.diges cũng dùng để phòng bệnh cong thân, mềm vỏ do thiếu khoáng.
Các acid amin tự do trong thức ăn có tác dụng chất dẫn dụ: glycine, betaine, taurine có nhiều trong dịch thủy phân, bột nhuyễn thể