Nhiều vi khuẩn gây bệnh trên cá tra, trong đó nổi bật phải kể đến Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila. Thông thường trong ao nuôi cá, việc quản lý nước không được kiểm soát tốt, vào mùa khô mực nước có thể xuống dưới mức tối ưu. Dễ làm cá bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, và điều này dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng. Mật độ nuôi cao, cho ăn quá nhiều kèm theo việc xử lý hóa chất không kiểm soát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, đến mức không thể phục hồi được. Cách ly ao và xác định đúng loại vi khuẩn bị nhiễm có thể giúp người nuôi phòng ngừa và quản lý sức khỏe cá tra tốt hơn.
Bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila xuất hiện ở hầu hết các hình thức nuôi cá tra trong lồng, bè, ao hồ nước ngọt và ở tất cả các giai đoạn nuôi. Ở Việt Nam, bệnh tập trung vào đầu mùa khô, đặc biệt là sau khi trời mưa. Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao nuôi. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc nhiễm bệnh (như thau, vợt, lưới,…). Mầm bệnh có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường nước ao nuôi và lây từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.
Vi khuẩn là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra cho cá tra, việc sử dụng thuốc dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh vật sống và có thể trầm trọng hơn khi khí hậu thay đổi. Nhiễm vi khuẩn gram âm A. hydrophila với dấu hiệu chính là nhiễm trùng huyết. Đây được xem “là một kẻ xâm lược cơ hội” chỉ chờ sức khỏe yếu hoặc trong môi trường nước căng thẳng mà tấn công.
Các triệu chứng ban đầu của cá tra khi nhiễm vi khuẩn là tụ huyết và xuất huyết toàn thân, nhiều ở gốc vây. Một số triệu chứng khác như lòi ruột, cổ chướng, mang nhợt nhạt, bụng sưng to và rối loạn hầu hết các chức năng bên trong cơ thể.
Các triệu chứng khi nhiễm bệnh
Một số vấn đề mô học quan sát được khi cá tra nhiễm Aeromonas Hydrophila bao gồm: hoạt tử mang, các tế bào bị phì đại, bị cụt mất một số phiến mang.Gan bị hoại tử, thoái hóa ống thận, hoại tử cầu thận và ống thận, thâm nhiễm tế bào bạch cầu trong thận. Lá lách tụ máu, ruột không bị thay đổi ở cá tra bị nhiễm bệnh, nhưng có hoại tử bong ra trong lòng ống.
Để phòng bệnh cho cá tra, ao nuôi phải có bờ kè chắc chắn, không rò rỉ; nguồn nước cấp vào ao cho qua lưới lọc hai lớp (kích cỡ mắt lưới 40µm), nước phải đảm bảo chất lượng. Mật độ nuôi vừa phải, giống phải đạt yêu cầu về chất lượng, khỏe mạnh. Thức ăn được sử dụng phải có chất lượng tốt, không mang mầm bệnh, đủ lượng đạm theo nhu cầu ở từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn tươi sống phải được xử lý tốt, đảm bảo không mang mầm bệnh khi cho cá ăn.
Ngoài ra, người nuôi cần bổ sung các loại vitamin, khoáng Kemix 3g/1kg thức ăn mỗi ngày,… để tăng sức đề kháng cho cá trước và trong thời kỳ bệnh thường xảy ra. Kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương như: hàm lượng oxy hòa tan (DO) (hàng ngày); pH, độ kiềm (2 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần) để có biện pháp xử lý thích hợp khi có dấu hiệu bất thường. Dùng Gluta S định kỳ 1 ngày giảm số lượng mầm bệnh trong ao. Có chế độ thay nước phù hợp mỗi ngày để cải thiện chất lượng nước, đảm bảo môi trường sống tốt cho cá.
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp