Cá trắm cỏ có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện môi trường, cá sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy và sinh trưởng bình thường trong môi trường nước có độ muối từ 0 – 4 phần nghìn. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 – 28oC, khoảng pH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng oxy hòa tan từ 5mg/l trở lên. Cá thích sống ở tầng nước giữa và thấp, nơi gần bờ có nhiều cỏ.
Cá trắm cỏ hiện nay được nuôi đơn, nuôi ghép với các loài cá nước ngọt khác cũng như nuôi trong lồng bè tuy nhiên quy mô chưa lớn. Sau đây là tổng hợp kỹ thuật các hình thức nuôi cá trắm cỏ phổ biến.
Đầu tiên và quan trọng nhất trong việc nuôi cá là chọn vị trí nuôi, chất đất phù hợp, đảm bảo đất không nhiễm phèn, nhiễm mặn vì cá trắm cỏ là loài cá thuần nước ngọt. Chọn vị trí thông thoáng, gần nguồn nước cấp, đường giao thông để dễ dàng chăm sóc và quản lý.
Ao nuôi hình chữ nhật, nên có ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi cũng như trước khi thải ra môi trường. Dọn tất cả cây mọc xung quanh bờ ao để tạo môi trường thông thoáng. Tháo cạn nước ao, diệt tạp khử trùng, cân bằng pH với vôi 7-10kg/100m2, phơi ao khoảng 5-7 ngày để vôi phát huy hiệu lực.
Lọc nước qua lưới chắn tại cống, cho vào ao lắng, xử lý địch hại rồi bơm sang ao nuôi. Các yếu tố chất lượng nước trong ao phải được điều chỉnh phù hợp. Diệt khuẩn nước, khử các mầm bệnh lẫn trong nước như nấm, ký sinh trùng bằng Iodine Violet hoặc Gluta S trước khi thả cá vào nuôi.
Cá trắm cần thức ăn tự nhiên ở giai đoạn đầu đời trước khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp, do đó phải tạo thức ăn tự nhiên và gây màu nước cho cá bằng Holotos với liều 1kg/2000-4000m3 nước.
Đây là quy trình xử lý ao áp dụng cho nuôi đơn lẫn nuôi ghép cá trắm cỏ với các loài cá nước ngọt khác.
Lồng nuôi làm bằng vật liệu chắc chắn như tre, gỗ hay sắt thép, tùy vào vị trí đặt lồng mà có diện tích phù hợp, thông thường kích thước từ 75-100m3. Lồng đặt ở vị trí thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại, xa khu dân cư, không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Lồng đặt theo cụm, mỗi cụm từ 10-15 lồng, mỗi cụm cách nhau khoảng 15-20m.
Nước chảy chậm, lưu tốc từ 0,2-0,3m/giây. Mực nước sông sâu trung bình 3m và lồng đặt cách đáy sông ít nhất 0,5m. Nên đặt lồng so le để tăng lưu lượng nước chảy qua lồng. Không chọn khu vực nước chảy quá mạnh cá sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc bơi lội cũng như bắt mồi, hơn nữa lồng cũng dễ hư hỏng hơn. Đảm bảo các yếu tố thủy lý hóa phù hợp: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan>5mg/lít; NH3<0,01mg/lít; H2S<0,01mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 330C.
Cỡ cá khoảng 8-10cm/con là thích hợp nhất.
Giống được chọn mua ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, đã được kiểm dịch đầy đủ, thuận lợi trong việc vận chuyển về ao nuôi.
Cá bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị tật, dị hình, màu sắc tươi sáng, không xây xát, mất nhớt.
Sát trùng bằng muối hoặc thuốc tím KMnO4 để phòng bệnh và chữa lành các vết thương do xây xát (nếu có). Ngâm túi ni lông chứa cá trong ao 15-20 phút, để cân bằng nhiệt độ tránh việc làm cá sốc nhiệt. Mở một đầu túi từ từ cho cá ra ngoài, thả cá ở đầu gió khi trời mát.
Cho cá ăn thức ăn tự nhiên cỏ, lúa, lá ngô, động vật phù du,... khoảng 20-30% khẩu phần ăn, thức ăn công nghiệp 70-80%. Khẩu phần ăn giảm dần tỷ lệ nghịch với khối lượng cá. Vào thời điểm thả giống, khẩu phần ăn của cá có thể dao động từ 8-10% khối lượng cá trong ao. Sau 1 tháng nuôi có thể giảm xuống còn 5-7%. Khi cá được khoảng 200g đến khi thu hoạch giảm khẩu phần ăn của cá xuống 2-4% (tùy điều kiện cụ thể).
Thông thường cho ăn ngày 2 lần (sáng, chiều), lúc trời mát và hàm lượng oxy hòa tan cao. Tùy theo giai đoạn phát triển mà tần suất cho ăn có thể tăng hay giảm tùy theo sức ăn của cá.
Sử dụng Glucan MOS trộn vào thức ăn để tăng tốc độ chuyển đổi thức ăn, hỗ trợ hoạt động của gan, bảo vệ niêm mạc ruột và giảm tỷ lệ tổn thất do ký sinh trùng với liều 3-5g/kg thức ăn.
Hằng ngày kiểm tra sức ăn của cá, các hiện tượng nổi đầu, bỏ ăn để xử lý kịp thời. Kéo kiểm tra cá 1 - 2 lần/tháng, mỗi lần kiểm tra tối thiểu 30 con để theo dõi sức khỏe cá. Để chống sốc khi môi trường bất lợi và tăng cường trao đổi khoáng chất cho cá phải dùng C vitan với liều dùng 1kg cho 1500-2000m3 nước.
Gia cố bờ ao, kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, phục hồi ngay khi có rò rỉ nước hay đich hại xâm nhập.
Khoáng chất là những chất không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá, hàm lượng khoáng chất ổn định sẽ làm thịt cá ngon hơn, cá có sức khỏe tốt hơn để chống lại một số mầm bệnh. Trong quá trình nuôi để cá không thiếu hụt khoáng chất cần thường xuyên bổ sung khoáng trực tiếp qua đường tiêu hóa MCP.diges 3-5g/kg thức ăn.
Kiểm tra thường xuyên các yếu tố thủy lý hóa trong ao như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan. Những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng để hạn chế thấp nhất có thể ảnh hưởng của khí độc đến cá nuôi. Dùng Yucca digera liều 1 lít/3000-5000m3 nước để cấp cứu khi cá nổi đầu do khí độc và định kỳ tạt 6000-8000m3 để giảm mùi hôi do tảo tàn và góp phần làm sạch lớp bùn đáy ao.
Đối với nuôi lồng bè cần thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, vớt thức ăn thừa hằng ngày, xử lý lưới rách, vệ sinh rong rêu bám lồng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cá.
Cá trắm cỏ thông thường 6-8 tháng nuôi sẽ đạt kích cỡ thương phẩm, có thể thu hoạch. Thu tỉa những con đủ tiêu chuẩn lúc 6 tháng. Thu hết một lần khi nuôi đến một năm.
Ngừng cho ăn 1 ngày trước khi kéo, rút bớt nước. Thời gian thu hoạch thích hợp nhất là sáng sớm (hay chiều mát). Thống kê, ghi nhận và rút kinh nghiệm cho đợt nuôi tới.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.