Tỏi - thần dược với cá chép. Ảnh: Anbinh Biochemistry
Cá chép là một trong những loài nuôi quan trọng, sản lượng nuôi của loài này chiếm hơn 97,3% tổng sản lượng của chúng trên toàn thế giới. Việc nuôi thâm canh cá chép mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mật độ nuôi cao có thể dẫn đến việc tích tụ nhiều chất độc hại, nhất là amoniac (NH3). Thức ăn thừa bị phân hủy hay chất bài tiết của cá đều có thể tạo thành NH3. Do vậy, NH3 có thể thường xuyên đạt mức độ cao, đe dọa đến sức khỏe cá. NH3 trong nước cao làm giảm khả năng bài tiết amoniac của cá, khiến cá ngược lại hấp thu nhiều amoniac hơn, gây tử vong đột ngột.
Cá chép nhạy cảm với độc tính của NH3. Ảnh: Pinterest
Ngộ độc NH3 là một mối đe dọa rất lớn đối với các động vật dưới nước, vì hầu hết các loài cá đều rất nhạy cảm với độc tính này. Các nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp xúc với nồng độ NH3 đạt ngưỡng gây chết thì cá chép sẽ tử vong ngay sau đó. Dù không gây chết thì với một nồng độ amoniac nhất định cá cũng sẽ giảm ăn, hạn chế sự tăng trưởng, rối loạn sinh lý máu, tổn thương mô, ức chế khả năng kháng bệnh và gây stress oxy hóa. Khi sức khỏe cá bị yếu đi thì mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập và làm giảm chất lượng thịt cá. Việc ngăn chặn tác hại của amoniac đối với cá chép có tác động rất lớn đến việc nuôi trồng thủy sản bền vững.
Tỏi là một loại thảo dược có nhiều đặc tính y học, và đang được sử dụng phổ biến để chữa bệnh cho vật nuôi thủy sản. Tỏi đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ chức năng gan và cải thiện khả năng miễn dịch cho cá. Từ đó, giúp cá cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tăng tỷ lệ sống. Tỏi bao gồm hai nhóm thành phần chống oxy hóa chính là flavonoid và các hợp chất chứa lưu huỳnh (diallyl disulfide và s-allyl cysteine). Flavonoid (chất chống oxy hóa tự nhiên) bị oxy hóa bởi các gốc tự do, tạo ra một gốc ổn định hơn. Diallyl disulfide ngăn chặn sự hình thành superoxide. Mặc dù tỏi và các chất chiết xuất của nó đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản, nhưng không có nghiên cứu nào báo cáo về tác dụng tiềm tàng của tỏi đối với độc tính NH3 trong nước. Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn mới về việc bổ sung tỏi vào thức ăn sẽ chống lại được tác hại của NH3 đối với cá chép.
Tỏi có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Mevacon
Cá có thể phản ứng với căng thẳng môi trường bằng cách tăng cortisol và glucose trong huyết tương. Sau thử nghiệm có thể khẳng định tỏi có thể chống lại tác động tiêu cực của độc tính amoniac thành công, thông qua việc ức chế sự gia tăng cortisol và glucose. Ngoài ra, các enzyme chống oxy hóa được gia tăng đáng kể khi trong thức ăn có bổ sung tỏi, chức năng của các enzyme này là chống lại và loại bỏ các gốc tự do có hại trong máu và tế bào.
Khả năng miễn dịch của cá cũng bị suy giảm khi tiếp xúc với amoniac. Người ta thấy rằng khi bổ sung một lượng tỏi nhất định sẽ cải thiện hoạt động của enzyme lysozyme, tức là cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch của cá, kiểm soát tình trạng viêm do amoniac gây ra. Một ứng dụng được nhiều người biết đến là khả năng diệt khuẩn của tỏi. Khi bổ sung tỏi vào thức ăn cho cá chép, nồng độ tỏi phù hợp sẽ làm tăng đáng kể hoạt động diệt khuẩn trong máu. Thêm nửa, việc làm giảm tác động của amoniac của tỏi đối với cá cũng làm hương vị thịt của cá ngon hơn.
Tinh dầu tỏi Licin Garlic. Ảnh: Anbinh Biochemistry
Với nguyên liệu chiết xuất từ củ tỏi tươi, không dùng tinh dầu tỏi tổng hợp. Tinh dầu tỏi Licin garlic dễ dàng trộn vào thức ăn, đặc biệt có mùi nồng, sử dụng liên tục mà không hề ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Licin garlic tổ hợp vừa đủ các chất hỗ trợ khả năng miễn dịch, mà nhất là ngăn ngừa sự gây hại của NH3 đối với cá chép nuôi thương phẩm.
Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.