Có 2 nghiên cứu đã diễn ra khi thu mẫu cá tra tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.
Đầu tiên, người nuôi ở các tỉnh trên đã được phỏng vấn bằng một bảng câu hỏi về bệnh trên cá tra trong giai đoạn ương giống. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh gan thận mủ (BNP) là 75%, bệnh xuất huyết do Aeromonas (MAS) là 60%, bệnh do ký sinh trùng là 48%, bệnh nấm saprolegnia là 19%, bệnh xanh mang và gan là 17%, bệnh thối đuôi là 14% và bệnh sưng phù, bong bóng nước là 3%. Có đến 88% người nuôi cho biết cá của họ mắc nhiều hơn một bệnh trên trong vụ nuôi vừa qua.
Kết quả có đến 43% người nuôi được phỏng vấn cho biết đã sử dụng kháng sinh để phòng bệnh ngay từ giai đoạn này. Nhiều nghiên cứu trước đó về tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên cá tra đã diễn ra. Năm 2009 có 32% người nuôi cá tra thương phẩm ở Việt Nam sử dụng kháng sinh trước khi thả giống, năm 2011 có ít nhất 34% trại ương cá tra dùng kháng sinh để phòng và cả điều trị bệnh. Một phát hiện khá quan trọng liên quan đến việc sử dụng kháng sinh là không thể tìm thấy bất kỳ tác dụng nào của việc sử dụng kháng sinh đối với tỷ lệ mắc gan thận mủ, xuất huyết hoặc bệnh ký sinh trùng trong nghiên cứu này. Điều đó cho thấy áp dụng kháng sinh là không hiệu quả.
Áp dụng kháng sinh là chưa hiệu quả phòng bệnh trên cá tra
Mặc khác các chương trình hạn chế khác sinh dường như chỉ áp dụng tại các trại lớn, chưa được phổ biến tại các trang trại nhỏ, nên tỷ lệ sử dụng kháng sinh vẫn cao ở cá tra qua các năm. Cá tra xuất khẩu không nhiễm
kháng sinh và sự giảm thiểu dư lượng kháng sinh trong toàn ngành, nhưng điều quan trọng là những kết quả đó không chỉ nên phản ánh các công ty lớn mà phải bao gồm cả các hộ sản xuất nhỏ.
Trong nghiên cứu thứ hai, cá từ 48 ao ương được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu. Các mầm bệnh có tỷ lệ nhiễm cao là: trùng bánh xe Trichodina 48%, vi khuẩn gan thận mủ Edwardsiella ictaluri 40%, vi khuẩn gây xuất huyết Aeromonas hydrophila 23%, nấm Fusarium spp. gây bệnh sưng bong bóng cá bệnh 9,7% và nấm Aspergillus spp. 9,4%. Tỷ lệ lưu hành cao của các mầm bệnh này là đáng lo ngại và các biện pháp phòng ngừa hiện tại cần phải được cải thiện.
Việc đồng nhiễm bệnh trên cá xảy ra thường xuyên, số lượng bệnh đồng nhiễm trong một vụ nuôi có thể lên đến số 5. Những bệnh này có thể không có xảy ra cùng một lúc, nhưng nhiều bệnh vào những thời điểm khác nhau có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong tổng thể cao hơn so với khi nhiễm bệnh đơn lẻ.
Cá tra giống mắc nhiều bệnh
Số lượng lớn cá bị nhiễm bệnh kép kết luận rằng khả năng phục hồi của cá rất thấp, nên chiến lược phòng ngừa sẽ có hiệu quả khi tập trung vào nhiều mặt, thay vì tập trung vào một bệnh đơn lẻ.
Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp người nuôi hiểu được mối nguy hại của mầm bệnh tại những trại ương cá tra giống ở Đồng bằng sông Cửu Long, và giúp giảm thiểu sự tổn thất do các mầm bệnh này gây ra.
Thứ nhất, Bắt đầu tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp trễ hơn để phòng vi khuẩn Aeromonas và Edwardsiella ictaluri gây gan thận mủ. Điều này giúp cá có các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn, tăng khả năng phòng bệnh truyền nhiễm. Nhìn chung người nuôi đã bắt đầu tập cho cá ăn quá sớm, trung bình là 18 ngày sau khi thả giống.
Thứ 2, Dùng Iodine để diệt khuẩn gây bệnh gan thận mủ. Iodine Violet có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Bệnh gan thận mủ trên cá tra
Thứ 3, Tháo cạn và vét sạch bùn đáy ao để ngừa ký sinh trùng. Bùn chứa thức ăn thừa và phân từ vụ trước và đây là nơi có thể thúc đẩy sự phát triển của ký sinh trùng hoặc chứa ký sinh trùng. Hay cũng có thể chứa dư lượng hóa chất được sử dụng trong các vụ trước. Nên cần rút cạn trong vụ nuôi kế tiếp.
Thứ 4, Rút ngắn thời gian từ khi lấy nước vào ao đến khi thả cá để hạn chế ký sinh trùng. Đây là giai đoạn ký sinh trùng tác động nhiều nhất. Do đó, cần sử dụng men vi sinh Sivibac trong giai đoạn này.
Mặc dù không có biện pháp nào trong số bốn biện pháp trên có tác dụng bảo vệ tuyệt đối với cả ba bệnh (gan thận mủ, xuất huyết và bệnh do ký sinh trùng), nhưng cũng không có biện pháp nào mang lại tác dụng phụ, do đó những phương pháp phòng ngừa này sẽ có hiệu quả, giảm gánh nặng về dịch bệnh trong ương cá tra giống.
Ngoài ra cũng có nhiều biện pháp mới được áp dụng và cho thấy những hiệu quả nhất định. Ví dụ như việc nuôi cá tra trong một hệ thống tuần hoàn. Ở đây, những điều kiện tiên tiến của mô hình sẽ giúp giảm đáng kể mầm bệnh. Tuy nhiên hạn chế là phải có vốn đầu tư lớn. Hoặc biện pháp tiêm chủng và chọn lọc di truyền, tuy nhiên cũng khá tốn kém nên cần được nghiên cứu thêm để sử dụng trong tương lai.
Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu