Cá chép là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao nhất trên toàn thế giới. Phần lớn sản lượng cá chép sẽ cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, trong khi những giống cùng loài được nuôi làm cảnh, trang trí. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng cá chép chiếm hơn 7,5% sản lượng cá nước ngọt trên toàn cầu năm 2018. Cụ thể hơn, hơn 4,3 triệu tấn cá chép được đánh bắt hoặc nuôi trong năm 2018 với mức tăng đều đặn hàng năm.
Các bệnh do vi rút gây ra là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản, khi giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng của chúng hoặc gây tử vong trực tiếp cho cá. Trong vô số bệnh do vi rút gây ra trên cá chép, có ba bệnh dường như quan trọng nhất vì chúng gây ra thiệt hại trên diện rộng cho việc nuôi cá chép. Virus gây phù trên cá chép (CEV), virus gây bệnh trên cá KOI (koi herpesvirus), và virus mùa xuân (SVCV). Đây là những virus truyền nhiễm gây bệnh và thiệt hại lớn cho quần thể cá chép và các giống thuộc họ cá chép trên thế giới.
Đây là một bệnh nguy hiểm trên cá Koi
Bệnh do virus phù trên cá chép (CEV) cũng như bệnh trên cá Koi (KHV) chỉ gây bệnh trên một số loài nhất định, như cá chép koi hoặc cá lai với các loài cá chép khác. Đây là một bệnh mới nổi trên cá chép được nuôi làm thực phẩm. Virus này mới chỉ được nghiên cứu gần đây, với nhiều dữ liệu mới về sự lây lan địa lý, đặc tính kinh tế và sinh học của nó. Bài viết này sẽ tập trung vào sự tương tác giữa vật chủ - mầm bệnh virus gây phù, so với các bệnh do vi rút quan trọng khác trên cá chép.
Virus gây bệnh phù cá chép thuộc họ Poxviridae, chúng có hình trứng, kích thước 250-400 nm, đây là một trong những loại virus lớn nhất. Nhóm gen của virus được phân loại thành 3 dòng. Nhóm gen I bao gồm các mẫu virus thu được từ cá chép, chủ yếu được phát hiện ở Châu Âu. Nhóm gen IIa được phân lập trên cá Koi đã có dấu hiệu lâm sàng, trên cả Châu Âu và Châu Á. Nhóm gen IIb còn lại bao gồm các vi rút từ cá koi và cá chép phân tích phát sinh loài giữa hai nhóm gen nói trên.
Đợt bùng phát Virus CEV đầu tiên được báo cáo vào năm 1974 tại Nhật Bản, trong nhiều thập kỷ bệnh này được coi là chỉ xảy ra trên cá chép koi cảnh ở Nhật Bản. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi rút đã được xác nhận ở Hoa Kỳ trên cá chép koi. Và trong hai thập kỷ qua, nó đã được xác nhận ở nhiều nước Châu Âu và Châu Á khác. Có rất ít công bố về cơ chế lây lan CEV và sự tồn tại của nó trong quần thể cá chép, mặc dù khả năng lây nhiễm chéo giữa cá chép và koi đã được xác nhận. Nhiệt độ chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lây lan và tử vong khi cá nhiễm CEV. Tỷ lệ tử vong của cá chép koi bị nhiễm CEV có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng tắm nước muối 0,5%. Tuy nhiên, tắm muối chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng trên cá chép, nhưng không loại bỏ hoàn toàn virus. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị nào để loại bỏ hoàn toàn virus.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh là cá lờ đờ, thường tập trung ở đáy bể. Khi chạm vào, cá bệnh bơi trong giây lát, nhưng sau đó lại nằm nghiêng. Tình trạng không phản ứng và thờ ơ này cũng là nguồn gốc cho cái tên “bệnh buồn ngủ của cá koi”. Chán ăn dẫn đến chậm phát triển cũng được báo cáo trên cá chép Koi nhiễm virus.
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện nhưng không đặc trưng đó là mắt lồi, xuất huyết và loét da, đặc biệt là xung quanh miệng và ở gốc vây, mang nhợt nhạt và hoại tử và các vùng trắng trên da do tăng sản xuất chất nhờn. Mặt khác, trong thời gian nhiễm virus, cá bị nhiễm bệnh có thể bị phù da và mang, đây chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này, cá tổn thương nhiều ở mang, dẫn đến cá khó thở hoặc chết ngạt.
Bệnh do virus gây phù nề cá chép là một trong những bệnh gây tử vong lớn và hậu quả là thiệt hại kinh tế trong việc nuôi chép và cá cảnh. Vì chưa có cách phòng trị hữu hiệu, nên bệnh do virus gây phù nề trên cá chép đang là mối nguy hại lớn đối với người nuôi cá. Cần phải có những biện pháp phòng bệnh tổng hợp, bao gồm cải thiện sức khỏe cá nuôi và xử lý môi trường nước cho phù hợp.
Reference: Machat R, Pojezdal L, Piackova V,Faldyna M. Carp edema virus and immune response in carp (Cyprinus carpio), 2021, link: https://doi.org/10.1111/jfd.13335
Động vật thủy sản thải trực tiếp NH3 vào trong nước.