Nên sử dụng thuốc như thế nào khi cá bệnh?

Trong nuôi thương phẩm, cá rất dễ bị stress, sốc do phân cỡ, vận chuyển hay đánh bắt. Việc này làm sức khỏe cá bị suy giảm trầm trọng, phải tiêu tốn một nguồn năng lượng rất lớn và làm sự tăng trưởng bị ức chế. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng Cortisol, một chất ức chế miễn dịch, làm giảm các phản ứng chống viêm, chống oxy hóa. Nguy cơ làm gia tăng các bệnh nguy hiểm trên cá nuôi.
cá trắm cỏ

Các loại thuốc thường sử dụng khi nuôi cá?

Bệnh chính là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Những liệu pháp chữa trị bằng kháng sinh bắt buộc người nuôi phải bỏ ra một chi phí rất lớn. Những loại kháng sinh này còn là mối nguy hại về ô nhiễm môi trường và làm mất an toàn cho các sản phẩm thủy sản. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng kháng sinh còn tạo ra tác dụng phụ với sức khỏe cá như làm quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, ức chế các hoạt động miễn dịch và làm những thiệt hại về kinh tế trầm trọng hơn. Theo đó, người nuôi cá nước ngọt đang rất quan tâm đến các giải pháp chống stress, giảm căng thẳng và có thể tăng cường khả năng miễn dịch cho cá, vì vậy cũng hạn chế được tác dụng tiêu cực của kháng sinh.

Sản lượng cá ngoài tự nhiên đang bị suy giảm, từ đó thúc đẩy sản lượng cá nuôi ngày một tăng lên liên tục. Tuy nhiên nghề nuôi cá hiện nay cũng gặp vô vàn khó khăn do diễn biến thời tiết thất thường, dịch bệnh hoành hành. Ngoài kháng sinh thì sử dụng hóa chất để diệt vi khuẩn, virus, ký sinh trùng là biện pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nuôi, bao gồm xanh Malachite, KMnO4, formalin, đồng sunfat... Trong khi đa số hóa chất này đều có ảnh hưởng ít nhiều đến cá. Tuy nhiên một số hóa chất vẫn có tác dụng tốt, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến cá nếu sử dụng với liều lượng hợp lý, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một loạt các chiến lược nhằm thay đổi việc sử dụng hóa chất tràn lan, gia tăng hiệu quả diệt khuẩn nhưng vẫn đảm bảo tốt sức khỏe của vật nuôi và sự ổn định của môi trường. Đó là việc bổ sung các chiết xuất thảo dược trong chế độ ăn hằng ngày. Các chiết xuất của thảo được được chứng minh là thân thiện với môi trường và an toàn sử dụng cho cá. Đối với cá, thảo dược có thể đóng cả hai vai trò là chất diệt khuẩn và bổ sung dinh dưỡng, cải thiện khả năng tiêu hóa cho cá.


Sử dụng thuốc như thế nào cho cá? 

Thật ra cá bị viêm là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch để cố gắn loại bỏ các mầm bệnh gây hư hại và tổn thương tế bào. Theo lý thuyết thì viêm là phản ứng tích cực đối với cá, tuy nhiên sự viêm không kiểm soát và liên tục có thể dẫn đến sự tổn thương mô, biến dạng cơ thể, hơn nữa gây ra nhiều dị tật. Ở góc nhìn lợi ích về sức khỏe của cá và người nuôi cá thì viêm là phản ứng thể hiện độc tính của hóa chất diệt khuẩn, gây ra vết thương ảnh hưởng đến chất lượng và thể hiện năng suất nuôi.

Khi bị viêm, hầu hết cá đều bị mất nhiều năng lượng. Từ đó các cơ quan của cá đều trở nên mệt mỏi, làm các vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Một điều quan trọng là phải xác định được cá mắc bệnh gì, nguyên nhân là gì thì mới dùng thuốc cho đúng bệnh và đúng thuốc. Khi đã bệnh thì cá rất yếu nên phải dùng đúng thời gian mà các loại thuốc thủy sản an toàn phát huy tác dụng tốt nhất. Và đương nhiên là phải dùng liều lượng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phát huy được hết tác dụng của thuốc, tránh tồn dư trong cơ thể cá. Thuốc phải đưa đến ngay vị trí cần điều trị, đánh trúng nơi khởi phát để diệt tận gốc bệnh, tránh lãng phí thuốc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để đảm bảo cá khỏe mạnh trong quá trình nuôi, nên áp dụng các phương pháp phòng bệnh tổng hợp, cải tạo ao, diệt tạp khử trùng, kiểm soát nguồn giống. Đồng thời bảo vệ sức khỏe cá bằng cách bổ thêm thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như khoáng chất, vitamin C vitan chống sốc, các chất tăng cường miễn dịch, men tiêu hóa Biobactil để cá chống viêm, đối kháng với mầm bệnh xâm nhập.

Đặc biệt phải giảm lượng ăn khi cá đã bệnh, tránh nguy cơ lãng phí, ô nhiễm ao nuôi. Cắt đứt các nguồn truyền lây mầm bệnh bằng cách làm sạch dụng cụ nuôi, cách ly cá bệnh với cá khỏe, diệt những vật trung gian mang mầm bệnh và cho ăn thêm chất kích thích miễn dịch khi những ao xung quanh đang mắc bệnh. Hạn chế phối trộn nhiều loại thuốc cho cá với nhau khi chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi cá khỏe thì mầm bệnh sẽ rất khó xâm nhập, do đó, phải hạn chế làm nồng độ Cortisol tăng cao, thật cẩn thận khi phân cỡ, vận chuyển và đánh bắt cá.

Ngày 06 - 04 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm không tổng hợp được Vitamin C nên hoàn toàn lệ thuộc vào thức ăn.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102