Thí nghiệm đã được thực hiện khi chọn 100.000 con tôm post ở một trại giống tại Panama, sau thời gian thích nghi, người ta nhận thấy liên tục trong 5 ngày, tỷ lệ chết mỗi ngày đều trong khoảng từ 5-10%. Ban đầu, các chuyên gia không thể tìm ra nguyên nhân của sự tử vong này, trong khi trước đó các con giống đều đã được kiểm tra và cho kết quả âm tính với tất cả các mầm bệnh trên tôm trước khi xuất trại. Tuy nhiên, để chắc hơn, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra lại mẫu tôm và thật bất ngờ khi những con tôm này bị nhiễm Hội chứng tôm chết sớm, mà các trại giống ở khu vực trên đều đảm bảo là giống sạch bệnh.
Tỷ lệ chết 80% là điển hình nhất của hội chứng tôm chết sớm này, tuy nhiên ở các trại nuôi khác nhau thì tỷ lệ có thể sẽ khác nhau. Hội chứng xuất hiện vào 2009 tại Trung Quốc rồi lan rộng ra khắp Châu Á đến Châu Mỹ, thiệt hại nặng nhất là đối với tôm thẻ. EMS cũng hiện diện ở một số nước Mỹ Latinh, nhưng chỉ gây tử vong mãn tính chứ không phải cấp tính. Có khả năng là tôm đã có thể kháng Vibrio, do đó tình trạng này không dẫn đến hoại tử gan tụy như ở Châu Á.
EMS ban đầu được chứng minh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này sẽ giải phóng các độc tố gây tổn thương và làm hoại tử gan tụy của tôm, dẫn đến tử vong. Độc tố xuất phát từ một gen gắn mã di truyền, có thể di động và truyền lây. Và hiện tại, gen này cũng đã được tìm thấy ở các loài Vibrio khác. Khi lượng vi khuẩn tăng lên đến một mức nào đó, quần thể này như có tín hiệu cho nhau khiến chúng đồng loạt tiết độc tố. Cách duy nhất để ngăn ngừa EMS bây giờ này là thông qua việc sàng lọc tất cả các con tôm giống với phân tích mô học và PCR cũng như áp dụng các biện pháp kiểm dịch thật nghiêm ngặt trước khi xuất trại.
Chưa có biện pháp chống lại EMS, một khi dịch bệnh lây lan, thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn ở những con tôm chưa tiếp xúc với bệnh trước đó. Biện pháp khắc phục duy nhất mà các chuyên gia khuyến cáo là phải bắt đầu đảm bảo an toàn sinh học một cách toàn diện, nâng cao sức khỏe tôm để chúng sống sót khi đã bị nhiễm khuẩn. Không giống như hầu hết các loại vi rút, những vi khuẩn này có thể tồn tại trong nước một thời gian dài mà không cần vật chủ, điều này khiến chúng khó bị tiêu diệt hơn nhiều so với vi rút.
Người ta chứng minh được một phương pháp an toàn là bổ sung loại vi khuẩn tương tự, chiếm một vị trí sinh thái tương tự trong hệ thống, loài này có thể cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh và sẽ làm hạn chế khả năng lây nhiễm cho tôm. Nhưng cách này có vẻ như rất khó thực hiện. Hay một cách khác khả thi hơn là bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn để làm giảm pH trong đường tiêu hóa, từ đó sẽ hạn chế khả năng vi khuẩn tăng sinh khối. Vì vậy, về bản chất, bằng cách thêm axit hữu cơ vào thức ăn, có thể làm tăng khả năng chống chọi của tôm với vi khuẩn.
Acid hữu cơ Nutric với thành phần là acid formic, acid citric từ lâu được đánh giá là tác động tích cực đến sự tăng trưởng, sức kháng khuẩn của tôm mà nhất là đối với nhóm vibrio. Với acid hữu cơ, khi vào trong ruột sẽ tạo nên môi trường có pH thấp, hạn chế được một số loài không có tác dụng tốt đối với đường ruột, nhất là Vibrio. Cùng với đó, thảo dược tự nhiên được kết hợp có chứa thêm các hoạt tính chống oxy hóa, chống stress cho tôm. Cộng thêm Prebiotic với tác dụng như một chất xơ hòa tan, như là nguồn thức ăn cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột để chúng hoạt động tốt hơn, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc một cách tích cực hơn.
Do sự cộng hưởng của các loại acid hữu cơ, thảo dược tự nhiên và prebiotic thì ngoài tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây bệnh, Nutric còn có thể làm phục hồi các mô tổn thương trong đường ruột, kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi, cạnh tranh tốt hơn về thức ăn và chỗ bám với vi khuẩn có hại. Nhờ đó mà điều trị hiệu quả hơn những bệnh về đường ruột như phân lỏng, phân đứt khúc, phân trắng. Đó cũng là yếu tố vượt trội của Nutric với các dòng acid hữu cơ khác trên thị trường.
Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C