Nghề nuôi cá tra ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển từ năm 1992. Do trước đó, việc nuôi cá basa xuất khẩu đạt sản lượng rất thấp. Lúc đầu cá tra được nuôi trong bè, với năng suất cao nhưng sản lượng lại không lớn. Nên bà con chuyển đổi sang nuôi cá tra trong quầng đăng dọc mé sông, mà vẫn còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Cuối cùng, chuyển sang nuôi cá trong ao (1995-1996), mô hình này cho sản lượng rất lớn, năng suất lại cao, ít bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Nhưng càng nuôi thâm canh, mật độ càng cao thì rủi ro cho cá tra càng lớn.
Bệnh gan thận mủ được đặt tên theo triệu chứng chính của bệnh. Bệnh này xuất hiện lần đầu ở Việt Nam năm 1992, mật độ càng cao thì cá tra càng bệnh nhiều. Đến năm 2002, nguyên nhân của bệnh mới được xác định sau một thời gian dài nghiên cứu.
Tác nhân của bệnh được xác định là vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri, đây là một loài vi khuẩn gram âm (-), thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng mảnh và ngắn, dài chỉ khoảng 0,75-1,25 micromet, khả năng di động rất yếu hoặc không di động. Vi khuẩn này rất dễ thích nghi với những môi trường sống khắc nghiệt, chúng có thể sống trong bùn đến 95 ngày, ở nhiệt độ 25oC.
Sức sống của vi khuẩn cao nên chúng tồn tại lâu trong gan, thận, não của cá tra (ngay cả khi bệnh đã hết vài tháng) gọi là mang trùng. Do đó bệnh có thể xuất hiện rất nhiều lần trong cùng một ao. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập trực tiếp từ nước, theo thức ăn vào ruột, mang, hốc mũi. Và được bài thải ra từ phân, xác cá chết. Những vết xước trên da cá cũng tạo cửa ngõ cho vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ xâm nhập.
Chim cò, địch hại khác trong ao có thể làm lan truyền mầm bệnh. Khi chuyển mầm bệnh từ ao này sang ao khác trong một khu vực. Khi một ao cá tra bị mắc bệnh gan thận mủ, chim cò rất hay sà xuống bắt, nên đó cũng được xem là một dấu hiệu chứng tỏ cá có bệnh. Dụng cụ dùng chung như lưới, vợt cho nhiều ao cũng sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Độc lực của vi khuẩn sẽ biểu hiện mạnh khi nhiệt độ càng cao và tỷ lệ chết giảm dần khi nhiệt độ > 30oC.
Vi khuẩn này là một mầm bệnh bắt buộc, thường chỉ có một số ký chủ nhất định. Trong đó cá tra là loài bị nhiễm nhiều và nặng nhất, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Cá trê, cá lăng, cá rô phi và cá hồi vân (ở xứ lạnh) cũng phát hiện có sự xuất hiện của vi khuẩn này, nhưng triệu chứng không rõ ràng và tỷ lệ chết không cao.
Cá tra có thể nhiễm bệnh gan thận mủ ở nhiều giai đoạn sống, từ 10 ngày tuổi kéo dài hết giai đoạn cá giống đến cá thịt đều có thể mắc bệnh. Cá càng nhỏ thì tỷ lệ chết càng cao. Cá ở cân nặng 400-500gr/con sẽ ít nhiễm khuẩn hơn.
Bệnh tích bên ngoài của cá tra bị gan thận mũ thường không rõ ràng, khá giống với nhiều bệnh khác, cá hoạt động kém, giảm bắt mồi và bị mất vẻ sáng bóng. Cá cũng có thể bơi xoay vòng, treo lơ lửng cơ thể ở mặt nước. Dễ thấy cá bệnh thường tách đàn, bỏ ăn sau khi nhiễm khuẩn và cũng bị lở loét trên da, vây do bị nhiễm kép các bệnh khác.
Bệnh gan thận mủ đúng như tên gọi của nó với điển hình bệnh tích chính là sự xuất hiện dày đặc các đốm hoại tử trắng (2-3mm) như có mủ kéo dài từ thận trước đến lá lách rồi tới gan ở sâu bên trong các mô. Đến ngày thứ tư sẽ thấy rõ thận trước và lá cá cá tra sưng rất to. Sự thay đổi màu sắc ở các cơ quan không phải là triệu chứng đặc trưng bệnh này.
Bệnh sẽ gây thiệt hại nặng hơn do chất lượng nước kém, dinh dưỡng không đầy đủ, cá tra bị nhiễm kép ký sinh trùng hay da vây bị trầy xước do các thao tác.
Do vậy phòng cho cá tra bị gan thận mủ cũng nên sử dụng các biện pháp chung để xử xử lý môi trường, khử mầm bệnh và chăm sóc tốt sức khỏe cho cá nuôi.
Về môi trường nước: vì đây sẽ là nơi vi khuẩn sinh sống, do đó môi trường phải được dọn dẹp sạch sẽ, cải tạo, nạo vét bùn kỹ, bón vôi, tạt 1 lít Iodine Violet cho 3000m3 nước ao để diệt khuẩn sau khi bệnh xảy ra.
Về mầm bệnh: trộn 100ml Iv-site vào thức ăn cho 6-9 tấn cá nuôi trong 2 ngày liên tục để diệt thêm các loài nội và ngoại ký sinh trùng trên cá.
Về sức khỏe cá: khi mới bệnh nên ngừng cho ăn, sau đó phải tăng lượng bột cá trong thức ăn, trộn thêm các chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch như beta glucan, men tiêu hóa Bio Bactil cho cá ăn khỏe hơn.
Đặc biệt phải chú ý khi chữa bệnh là trị cho cả đàn cá trong ao chứ không phải chỉ trị riêng cho những con cá bệnh. Nên việc sử dụng hóa chất và chất dinh dưỡng phải cân đối cho cả đàn, để con bệnh được trị và con khỏe có thêm sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.